Thất thế Bạc Hy Lai

Vụ Vương Lập Quân

Đầu năm 2012, các thành viên của Ủy ban kiểm tra Trung ương Đảng có mặt ở Trùng Khánh vì các lãnh đạo của thành phố này đang bị điều tra. Hầu hết sự chú ý tập trung vào cảnh sát trưởng của Bạc là Vương Lập Quân, người có khả năng bị điều tra vì vai trò của mình trong một vụ tham nhũng ở Liêu Ninh. Việc điều tra về hoạt động nghe lén các lãnh đạo cấp cao trong thành phố cũng nhắm vào Vương [13]. Mặc dù chi tiết của sự việc là rất ít, nhưng nhiều nguồn tin giả thuyết rằng Vương rất hận Bạc trong suốt quá trình điều tra, lý do là Vương nhận ra rằng ông ta và vợ mình cũng là mục tiêu bị nghe lén dưới sự chỉ đạo của Bạc [13]. Trước khi chạy trốn đến lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô, Vương đã hai lần tố cáo với đoàn kiểm tra, một lần nặc danh và một lần ra mặt. Nội dung tố cáo là Bạc Hy Lai "chống đối chính quyền trung ương", bao gồm việc nghe lén các lãnh đạo [23].

Hơn nữa, Vương rất kín đáo về tình tiết của cái chết của Neil Heywood, và là đã cố lên tiếng với Bạc về vụ đầu độc. Ngày 16 tháng giêng, Vương được cho là đã đối chất với Bạc về các chứng cứ chỉ ra rằng vợ của Bạc đã nhúng tay vào vụ giết người. Mặc dù lúc đầu Bạc đồng ý cho tiến hành thẩm vấn, nhưng sau đó ông ta đổi ý và cản trở quá trình điều tra [24]. Vương bất ngờ bị giáng chức vào ngày 2 tháng 2 xuống làm phó thị trưởng phụ trách các vấn đề về giáo dục, khoa học và môi trường [25]. Bạc đã đặt Vương dưới sự theo dõi của mình và một vài thuộc hạ thân tín của Vương bị bắt. Một số báo cáo cho rằng Bạc đã chuẩn bị kịch bản để ám sát Vương [26].

Vào ngày 6 tháng 2 năm 2012, lo sợ về mạng sống của mình, Vương chạy đến sứ quán Mỹ tại thành phố Thành Đô kế bên, mang theo bằng chứng về gia đình Bạc. Theo các báo cáo, Vương đã bị từ chối xin tị nạn ở Mỹ [27]. Ông ta ở lại đại sứ quán trong hơn 24 tiếng đồng hồ trước khi "tự nguyện rời khỏi"và được các quan chức an ninh trung ương từ Bắc Kinh đưa đến một nơi bí mật [28][29][30]. Truyền thông địa phương ở Trùng Khánh đưa tin rằng ông ta nghỉ phép để trị bệnh [31].

Theo nguồn tin độc quyền từ Đại Kỷ Nguyên, thực ra Vương Lập Quân đã giao cho sứ quán Mỹ một lượng lớn tài liệu cơ mật các loại về nội tình trong Đảng cộng sản Trung Quốc, mà phần lớn là tài liệu về vấn đề Pháp Luân Công, gồm cả tài liệu mật vạch trần bức màn đen mổ lấy nội tạng sống học viên Pháp Luân Công.

Đồng thời, Đại Kỷ Nguyên cũng đưa tin Vương Lập Quân đã khai báo chi tiết kế hoạch bí mật của Bạc Hy Lai và Chu Vĩnh Khang nhằm lật đổ Tập Cận Bình. Hai người này đã lên một kế hoạch là thông qua truyền thông hải ngoại để tung ra các chỉ trích và phê phán Tập Cận Bình, nhằm làm suy yếu quyền lực của Tập Cận Bình, sau đó giúp Bạc Hy Lai tiếp nhận chức Bí thư Ủy ban chính trị và tư pháp. Sau khi nắm được hệ thống cảnh sát vũ trang và công an, Bạc Hy Lai sẽ thừa cơ cưỡng ép Tập Cận Bình trao quyền.

Bị phế truất khỏi các chức vụ

Ngày 15 tháng 3, Bạc bị bãi chức bí thư đảng thành phố Trùng Khánh và các chức vụ khác của thành phố, trong khi vẫn còn một ghế ở bộ chính trị. Do ảnh hưởng nghiêm trọng mà việc bãi nhiệm Bạc có thể gây ra đối với sự đoàn kết của đảng, các nguyên lão đã được tham vấn về vụ việc [32]. Có tin là quyết định đã được đưa ra tại một cuộc gặp mặt của Bộ chính trị vào ngày 7 tháng 3, duy chỉ có trùm an ninh Chu Vĩnh Khang bỏ phiếu chống. Vào ngày 14 tháng 3, Bạc bị khiển trách bởi thủ tướng Ôn Gia Bảo trong Hội nghị báo chí thường niên [33][34]. Ôn đã nói bóng gió về những tổn hại gây ra bởi Đại Cách mạng Văn Hóa để ngầm khiển trách nỗ lực của Bạc nhằm khôi phục "văn hóa đỏ" [34]. Việc nêu ra sự thay đổi chính trị cấp cao bởi một vị thủ tướng tại một diễn đàn mở là một việc chưa có tiền lệ. Những nhà bình luận chính trị tin rằng bài nhận xét của Ôn và vụ ngã ngựa của Bạc tượng trưng cho sự nhất quán trong ban lãnh đạo chủ chốt rằng Bạc không những phải chịu trách nhiệm về vụ bê bối của Vương Lập Quân, mà còn đánh dấu thắng lợi lớn của những nhà cải cách tự do [35][36].

Vào ngày 10 tháng 4, Bạc bị đình chỉ chức vụ tại Ủy ban trung ương Đảng và Bộ chính trị để điều tra về "các vi phạm kỷ luật nghiêm trọng". Vợ của Bạc, Cốc Khai Lai, trở thành nghi phạm chính trong vụ điều tra cái chết của doanh nhân người Anh Neil Heywood [37]. Các thông báo này đã chấm dứt sự nghiệp chính trị của Bạc [38].

Ngày 28 tháng 9, Bộ chính trị trung ương Đảng chấp thuận quyết định khai trừ Bạc Hy Lai khỏi Đảng cộng sản Trung Quốc. Ông bị cáo buộc vi phạm kỷ luật nghiêm trọng và tham nhũng trong thời gian giữ chức ở Đại Liên và làm bộ trưởng thương mai, và cả việc dính dáng đến vụ Cốc Khai Lai [39]. Ông ta còn bị cáo buộc là có "quan hệ bất chính với nhiều phụ nữ" [39].

Ngày 26 tháng 10, Ban thường vụ Hội đồng nhân dân làn thứ 11 đã khai trừ Bạc, loại bỏ chức vụ cuối cùng của ông trong Đảng và chuẩn bị cho việc xét xử ông ta [40]

Ngày 4 tháng 11, Bạc Hy Lai bị chính thức khai trừ khỏi Đảng cộng sản Trung Quốc.

Xét xử

Tháng 7 năm 2013, Trung Quốc buộc tội Bạc hối lộ, lạm dụng quyền hạn và tham nhũng, trải đường cho phiên tòa xét xử ông ta [41]. Theo diễn biến của phiên tòa, Tống Dương Tiêu, một người cánh tả ủng hộ Bạc đã bị cảnh sát bắt sau khi ông ta xúi giục người dân biểu tình chống lại phiên tòa [42]. Vài ngày trước vụ xử án, Vương Tuyết Mai, một bác sĩ pháp y, người từng giữ chức phó giám đốc Hiệp hội pháp y Trung Quốc và của Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã từ chức. Vương trước đó đã công khai chất vấn về chứng cứ pháp y được dùng trong phiên tòa xét xử Cốc Khai Lai [43].

Ngày 22 tháng 8 năm 2013, tòa án trung cấp Tế Nam đã thu án vụ Bạc Hy Lai và tài khoản Weibo chính thức của tòa đã công bố diễn tình trạng của phiên tòa [44][45]. Bạc bị tố cáo nhận hối lộ 21.79 triệu nhân dân tệ (3.56 triệu USD) từ doanh nhân Từ Minh và Đường Tiểu Lâm, mà ông ta phủ nhận. Tại phiên tòa Từ Minh khai nhận rằng đã đưa cho vợ của Bạc là Cốc Khai Lai 3.23 triệu USD vào năm 2000 để mua một căn biệt thự ở Pháp và ông ta đã chi trả cho các chi phí tín dụng và đi lại của con trai Bạc là Bạc Qua Qua. Bạc Khai Lai hỏi ngược lại Từ và phủ nhận việc hay biết những khoản chi này [46].

Ngày 26 tháng 8 năm 2013, phiên tòa xét xử Bạc kết thúc.

Ngày 22 tháng 9 năm 2013, tòa án Tế Nam tuyên án Bạc Hy Lai bị tù chung thân và tịch thu hết tài sản. Cụ thể, Bạc nhận mức án chung thân cho tội hối lộ, 15 năm tù cho tội tham nhũng, bảy năm cho tội lạm dụng chức quyền và bị tước vĩnh viễn quyền tham gia các hoạt động chính trị.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Bạc Hy Lai http://www.smh.com.au/world/bo-intrigue-deepens-ov... http://www.theaustralian.com.au/news/world/british... http://www2.macleans.ca/2012/05/03/the-china-crisi... http://www.stnn.cc/ed_china/200811/t20081126_91260... http://www.businessweek.com/news/2012-02-15/wang-m... http://www.chinavitae.com/biography/72 http://www.chinavitae.com/biography/Bo_Xilai/caree... http://www.csmonitor.com/World/Asia-Pacific/2012/0... http://china.dwnews.com/news/2012-03-15/58656264.h... http://china.dwnews.com/news/2012-03-15/58656289.h...